Hướng Dẫn Phòng Tránh Mối

Mối là loại côn trùng xã hội, sống thành từng tập đoàn với số lượng hàng trăm vạn cá thể. Do mối có khả năng đục xuyên vữa tường (nhờ chất axit có trong miệng tác dụng với gốc bazơ có trong vôi) cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản rất lớn (một mối chúa có thể đẻ trên 36.000 trứng/ngày). Mối thật sự đã trở thành mối đe dọa lớn đối với các công trình kiến trúc của con người ở trên mặt đất. Đặc biệt là các công trình có sử dụng nhiều các đồ dùng vật dụng bằng gỗ như: Tủ bếp, Khung bao cửa, tủ đựng hồ sơ, tài liệu, Giấy tờ quan trọng khác…

CÁCH XÂM NHẬP CỦA MỐI

1. Xâm nhập bằng “đường không” cách thâm nhập phổ biến nhất vào mùa mưa: Tức là khi mối trưởng thành, chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng và dưới nền nhà để thiết lập tổ mối mới.

2. Xâm nhập qua đồ vật vận chuyển tới (hiếm gặp): chỉ có loại mối đen sống phân tán mới theo vật dụng qua bằng con đường này  tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như : bàn, ghế, giường, tủ, khung cửa có chứa các tổ mối bên trong từ nơi này đến nơi khác của con người.

3. Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất (đường mui) liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.

4. Xâm nhập từ nhà láng giềng qua rất nhiều người nghĩ rằng xịt thuốc trực tiếp vào khi mối thợ xuất hiện sẽ hạn chế mối phá nhưng việc xịt thuốc không những không hết mối mà nguy cơ mối sẽ tránh né thuốc và tìm các khu vực khác không có thuốc để tìm kiếm thức ăn trong khi tổ mối và mối chúa vẫn tồn tại ở ngay dưới nền nhà nên chúng tiếp tục sinh sản và phát tán rộng thêm.

HƯỚNG DẪN PHÒNG TRÁNH MỐI

  • Hạn chế mối cánh bay vào nhà vào mùa mưa (khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 07 dương lịch) nhất là thời điểm trời sắp mưa ( trước khi trời mưa) mối cánh sẽ tới bóng đèn thắp sáng để vào nhà bằng cách đóng cửa, tắt bớt đèn.
  • Nếu các khu vực có quá nhiều mối cánh quý khách có thể dùng bóng đèn thật sáng thu hút và đặt chậu nước lớn dưới bóng đèn cho mối bay rớt vào và chết ngay trong chậu.
  • Trong trường hợp mối cánh bay lọt vào nhà thì quý khách cần lấy chổi quét gom lại và dùng thuốc xịt muỗi xịt trực tiếp không cho mối cách sống sót.
  • Phòng chống mối đúng kỹ thuật với liều lượng thuốc đủ khi xây dựng mới là giải pháp tốt nên làm để hạn chế rủi ro do mối.
  • Số điện thoại tư vấn miễn phí: 094 8888 429


Đã thêm vào giỏ hàng